Gỗ MDF là loại vật liệu ngày càng được ưa chuộng trong thiết kế nội thất nhà Việt. Nhưng gỗ MDF có phù hợp để sử dụng cho khu vực tủ bếp – nơi thường xuyên bị tác động bởi nhiệt độ, độ ẩm… hay không? Hãy cùng Mộc Quang Thịnh đi tìm lời giải qua bài viết dưới đây.
1 – Ưu điểm của gỗ MDF
Gỗ MDF có độ ổn định cao, ít bị cong vênh, co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.
Bề mặt phẳng, nhẵn mịn.
Gỗ MDF chống ẩm có khả năng kháng ẩm hiệu quả khi kết hợp với những chất liệu phủ bề mặt như melamine, laminate, veneer, acrylic…
Độ bền cao, giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.
Thời gian gia công nhanh.
2 – Nhược điểm của gỗ MDF
Ngoại trừ gỗ MDF chống ẩm, khả năng chịu nước của gỗ MDF thông thường không quá cao.
Gỗ MDF có ưu điểm về độ cứng, nhưng không có ưu điểm về độ dẻo.
Gỗ MDF không thể trạm trổ, điêu khắc như gỗ tự nhiên.
Độ dày của gỗ MDF có giới hạn.
3 – Có nên sử dụng gỗ MDF cho khu vực tủ bếp?
Đối với khu vực bếp, yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm tủ bếp gỗ đó là: môi trường thường ẩm ướt, gần nước, vật liệu tủ bếp phải tiếp xúc nhiều với các chất lỏng và hóa chất,… Với điều kiện này, tất cả các loại gỗ kể cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp đều chịu ảnh hưởng như nhau.
So với gỗ tự nhiên thường được gọi là gỗ thịt, gỗ công nghiệp, cụ thể là gỗ MDF còn được bảo vệ bởi chất liệu phủ bề mặt. Kết hợp các chất liệu này, với cốt gỗ MDF chống ẩm, là cách để gia tăng tuổi thọ cho khu vực tủ bếp, giúp vật liệu làm tủ bếp có khả năng kháng ẩm, đồng thời vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và đáp ứng đầy đủ công năng sử dụng.
Tuy nhiên, gỗ MDF chống ẩm cũng chỉ có khả năng hạn chế ẩm, thấm. Nếu để gỗ MDF chống ẩm tiếp xúc với nước trong thời gian dài, cốt gỗ sẽ bị trương nở, buộc gia chủ cần thay mới.
Với các căn phòng bếp hiện đại, đề cao cả tính thẩm mĩ và sự an toàn thì việc lựa chọn chất liệu gỗ MDF chống ẩm là một sự lựa chọn hợp lý. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, các gia chủ cũng cần chú ý đến những nhược điểm của loại gỗ này để biết cách bảo quản, giữ được độ bền đẹp cho căn bếp nhà mình.