Phong thuỷ trong thiết kế nội thất cũng là yếu tố không kém phần quan…
Nhà nào rồi cũng có một góc ăn uống, dù là nhỏ nhất. Từ một quầy counter tới một cái bàn nhỏ trong bếp, hay một cái góc nhỏ đặt bộ bàn ăn tới phòng ăn riêng trang trọng. Với một căn nhà có diện tích rộng thì họ cần một phòng ăn riêng, nhà nhỏ thì không. Ở nước ta, ngoài việc diện tích nhà không cho phép, với lối sinh hoạt xum vầy thì mọi người thích khu vực ăn uống tiếp nối với bếp và cả phòng khách hơn. Như vậy thuận tiện và có không khí hơn rất nhiều. Một phòng ăn riêng chỉ phù hợp khi có khách khứa đến nhà.
Thông thường thì bàn ăn được mua sẵn ngoài thị trường. Ngay cả trường hợp bạn thuê đơn vị thiết kế nội thất riêng, họ cũng sẽ tìm các mẫu có sẵn vì nó sẽ hoàn thiện nhất và giảm thiểu thời gian cũng như chi phí cho việc đặt hàng, làm một mẫu riêng biệt. Dĩ nhiên nếu có yêu cầu đặc biệt nào đó thì một chiếc bàn sản xuất đơn lẻ sẽ luôn chiếm nhiều ngân sách của bạn.
I – CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO MỘT KHÔNG GIAN ĂN UỐNG HỢP LÝ
Một không gian ăn uống trong gia đình để gọi là đầy đủ và hợp lý nhất thì gồm các yếu tố sau:
1 – Bố trí bàn ăn gần với bếp:
Không gian ăn uống nên được bố trí hợp lý, kết nối đến nhà bếp. Điều này sẽ giúp giảm khoảng cách trong việc bưng bê dọn bàn, đặc biệt là khi thức ăn nóng dễ gây rủi ro nếu khoảng cách lưu thông quá xa. Ngoài ra, việc đặt chiếc àn ăn ngay gần bếp cũng giúp kết nối chuyện trò giữa những người trong nhà, khiến cho mối quan hệ thân mật, gần gũi hơn.
2 – Nhiều ánh sáng tự nhiên:
Nếu có được vị trí có nhiều ánh sáng tự nhiên chiếu vào khu vực ăn uống thì rất tốt, cả thẩm mỹ lẫn phong thủy cho phòng ăn. Nó vừa mang lại sự dễ chịu trong việc thưởng thức món ăn ban ngày cũng như buổi tối, vừa cung cấp dòng không khí lưu thông thoáng đãng. sẽ tránh gây lưu giữ mùi lên các đồ đạc trong phòng.
3 – Bố trí lưu thông quanh bàn ăn hợp lý:
Không gian quanh bàn ăn cần bố trí lưu thông hợp lý để khi một người di chuyển thì không ảnh hưởng tới những người khác nhiều. Cần phải có chỗ để đến và đi từ bàn thoải mái. Tính toán kỹ càng cho việc kéo ghế lùi ra sau khi bất kỳ ai muốn ngồi vào bàn ăn hay đứng dậy và đi ra ngoài. Tính toán này cũng bao gồm tránh va đập lưng ghế và chân ghế vào tường, gây trầy xước tường khiến nhà không đẹp.
4 – Tạo điểm nhấn bằng đồ trăng trí:
Không gian cần một tiêu điểm thu hút mắt nhìn, ví dụ như trang hoàng màn cửa sổ, treo các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc bằng tranh hay bộ sưu tập bình hoa hay chén đĩa gốm sứ nào đấy. Nó giúp cho không gian ăn uống trở nên tươi mới, đặc sắc và bổ sung tính giàu truyền thống, làm mọi người thấy ấm áp hơn.
5 – Góc lưu trữ cần thiết:
Thiết kế lưu ý kết hợp nơi lưu trữ các tiện ích và thiết bị mà có thể chuẩn bị cho một bữa tiệc, ví dụ như nến, thảm, khăn ăn, rượu, bát đĩa đặc biệt, v.v. Hoặc bạn có thể kết hợp công năng của bàn ăn với một số hoạt động khác để tận dụng không gian, ví dụ dùng bàn ăn làm bàn làm việc.
6 – Ánh sáng Trung tâm cho bàn ăn:
Đặc biệt chú ý đến vị trí của đèn chùm phía trên trung tâm của bàn – đây có thể không nhất thiết là trung tâm của trần nhà nhưng nó rất quan trọng để tạo một không khí ấm cúng cho bữa ăn.
II – CÁC MẪU BÀN ĂN VÀ KÍCH THƯỚC TIÊU CHUẨN
Việc mua hay đóng 1 cái bàn ăn để có thể đủ hết cho mọi người trong gia đình ngồi thì cũng quan trọng không kém. Nhưng vấn đề này không khó. Có sẵn những kích thước tiêu chuẩn quy định trên thị trường. Chúng ta có thể liệt kê có 5 dạng bàn ăn cơ bản như sau:
1 – Bàn tròn:
Với bàn tròn, đường kính của mặt bàn sẽ tương ứng với số lượng người ngồi ăn phù hợp như hình bên dưới. Các bàn tròn nhỏ thường được đặt cạnh bếp hay ngay bên trong bếp luôn. Các bàn tròn lớn cho hơn 12 người chỉ thường thấy trong một phòng ăn riêng biệt.
2 – Bàn vuông:
Bàn vuông ít được yêu thích bởi góc cạnh vuông dễ gây va đập khi di chuyển. Bàn vuông thường dùng nhiều nhất là loại dành cho 4 người, ở những căn hộ nhỏ và được kê sát một cạnh vào tường để tiết kiệm diện tích. Một số bàn vuông “trá hình”, có thể mở ra hai đầu thành bàn chữ nhật hay elip, tất tiện ích cho nhà khi có và không có khách. Đường kính của mặt bàn sẽ tương ứng với số lượng người ngồi ăn phù hợp như sau:
3 – Bàn hình chữ nhật:
Với bàn chữ nhật, đường kính của mặt bàn sẽ tương ứng với số lượng người ngồi ăn phù hợp như sau:
Những dạng bàn ovan hay lục giác…đều là sự biến tấu, mở rộng dựa trên sự kết hợp của bàn vuông, tròn hay chữ nhật ở trên.
4 – Chiều cao bàn và ghế ăn phù hợp:
Ở nước ngoài, chiều cao bàn ăn thường trong tầm 75-80cm, nhưng ở Việt Nam ta thì sẽ thấp hơn. Nó thường sẽ dao động trong khoảng từ 72 đến 76cm là chuẩn. Chiều cao mặt ghế ngồi thì từ 42-46cm.
Hy vọng rằng với những thông tin chia sẽ của Mộc Quang Thịnh giúp cho các bạn thực thi dễ dàng hơn trong việc trang trí nội thất phòng ăn của gia đình mình.
Phong thuỷ trong thiết kế nội thất cũng là yếu tố không kém phần quan…
Mộc Quang Thịnh xin chia sẽ đến các bạn 7 dạng bố trí khu vực…
Ông bà xưa luôn quan niệm căn bếp là "trái tim" của mỗi gia đình,…