Gỗ công nghiệp là loại gỗ được ứng dụng rất phổ biến trong các thiết kế nội thất, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ được gỗ công nghiệp là gì, chúng có thực sự tốt để sử dụng để làm đồ nội thất hay không? Hãy cùng Mộc Quang Thịnh đi tìm hiểu chi tiết vấn đề này.
1. Gỗ công nghiệp là gì?
Để trả lời cho câu hỏi ” gỗ công nghiệp là gì? ” chúng ta hãy đi tìm hiểu cấu tạo của loại gỗ này.
Gỗ công nghiệp được cấu tạo gồm code gỗ và bề mặt được dán chất liệu bề mặt ( acrylic, laminate, melamine, veneer,…).
1.1. Code gỗ công nghiệp
Code gỗ công nghiệp là gỗ được sản xuất từ một số loại gỗ ngắn ngày như: keo, cao su, bạch đàn,… gỗ được nghiền nát thành bột và được kết hợp với keo, các chất phụ gia sau đó được ép lại dưới áp suất cao tạo ra các tấm gỗ có kích thước tiêu chuẩn.
Hiện nay, trên thị trường có các loại code gỗ công nghiệp sau đây:
– Code ván dăm: đây là code gỗ công nghiệp được tạo nên từ các thân cây hoặc nhánh cây gỗ rừng trồng như cao su, keo,… chúng có độ bền cơ lý tương đối cao sau đó được đưa nghiền nát thành dăm và được trộn với keo đặc chủng để ép thành các tấm ván có độ dày khác nhau như 8mm – 25mm – 30mm,… Code ván dăm có 2 loại chính là code thường và code chống ẩm. Code ván dăm không được mịn, khi nhìn bằng mắt thường bạn có thể phân được các ván dăm với nhau.
– Code gỗ mdf: code mdf được sản xuất từ các loại cây gỗ ngắn ngày ( bạch đàn, keo, cao su,…) được nghiền nhỏ dưới dạng bột và được trộn với keo, các chất phụ gia, sau đó được nén ép ở áp suất cao thành các tấm gỗ có kích thước tiêu chuẩn. Code mdf cũng có 2 loại chính:
+ Code mdf thường.
+ Code mdf lõi xanh chống ẩm.
+ Bề mặt code mdf khá phẳng mịn nên dễ dàng để dán các chất liệu bề mặt hoặc phủ sơn tạo nên các sản phẩm có độ bền và tính thẩm mỹ cao.
– Code gỗ hdf: nguyên liệu bột gỗ được sản xuất từ gỗ rừng nguyên khối, chúng được luộc – sấy khô tại nhiệt độ cao sau đó được xử lý hết nhựa và sấy khô cho hết nước sau đó được nghiền nhỏ bằng máy móc hiện đại. Bột gỗ được kết hợp với keo, các chất phụ gia giúp làm tăng độ cứng của gỗ, chống mọt tấn công, sau đó được ép dưới áp suất cao và định hình thành tấm gỗ hdf. Code hdf cũng có 2 loại chính: code hdf thường và code hdf siêu chống ẩm.
1.2. Chất liệu dán về mặt
– Bề mặt melamine:
+ Melamine là bề mặt nhựa tổng hợp, có bề mặt khá mỏng từ 0.3 – 0.4,,. được phủ lên code ván dăm hoặc code mdf. Sau khi đã hoàn thiện, tấm gỗ melamine có bề dày là 18mm hoặc 25mm.
+ Melamine có sự đa dạng về màu sắc, bề mặt khá tươi và đều màu, được ứng dụng khá phổ biến trong các đồ nội thất: giường ngủ, bàn học, bàn làm việc,…
– Bề mặt veneer: veneer thực chất là gỗ tự nhưng được bóc ly tâm thành những lát gỗ có chiều dày từ 0.3 – 0.5mm, lớp veneer này được dán lên các loại code gỗ mdf ( mdf thường hoặc mdf lõi xanh). Veneer cũng có sự đa dạng về vân gỗ: gỗ óc chó, xoan đào, sồi, giáng hương khá đẹp mang đến 1 không gian nội thất sang trọng và ấm cúng.
– Bề mặt laminate: laminate cũng là 1 loại nhựa tổng hợp, độ dày của lớp laminate này khoảng 0.5mm – 1.0mm, laminate được dán lên các loại code gỗ như mdf, hdf. Laminate có khả năng chống trầy xước cực tốt, sự đa dạng về màu sắc, họa tiết hoa văn với 500 mẫu mã khác nhau.
– Bề mặt acrylic: acrylic là một loại nhựa có nguồn gốc từ việc tinh chế dầu mỏ – đây là vật liệu có bề mặt sáng bóng mang đến 1 không gian vô cùng hiện đại, khả năng chịu nhiệt cực tốt, được rất nhiều gia đình yêu thích lựa chọn.
2. Ưu – nhược điểm của gỗ công nghiệp trong nội thất
– Khi nhắc đến vật liệu nội thất gỗ công nghiệp, nhiều người sẽ nghĩ đến vật liệu kém bền và rẻ tiền. Nhưng thực tế lại không như vậy. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại gỗ cao cấp với độ bền cao được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực nội thất như: gỗ acrylic, gỗ laminate, gỗ melamine hay gỗ veneer,… Đây là những loại gỗ có những ưu điểm khá nổi bật:
+ Không bị cong vênh, nứt nẻ, co ngót hay mọt xâm nhập.
+ Khả năng chịu lực, chịu nhiệt và chịu nước tương đối tốt.
+ Độ cứng đồng đều và ít bị biến dạng.
+ Một số loại gỗ ( laminate) có khả năng chống trầy xước cực tốt.
+ Đa dạng về màu sắc, hoa văn để người tiêu dùng lựa chọn.
+ Dễ dàng cho việc vệ sinh và lau chùi.
+ Dễ dàng cho việc lắp đặt và thi công.
+ An toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường.
– Tuy nhiên, gỗ công nghiệp vẫn còn tồn tại một số nhược điểm chưa được khắc phục:
+ Với một số loại gỗ với code thường thì khả năng chịu ẩm không được tốt, nếu thường xuyên sử dụng trong môi trường ẩm ướt sẽ bị bung các liên kết.
+ Giá thành một số loại gỗ còn cao, nhưng so với những gì nó mang đến thì giá thành này hoàn toàn xứng đáng.
Tags: gỗ công nghiệp, Gỗ MDF